THIẾT KẾ PCCC

Thiết kế PCCC là một yêu cầu bắt buộc cho mọi công trình PCCC. Nó phải được thực hiện do một cty chuyên nghiệp về PCCC tư vấn thiết kế. Việc thiết kế PCCC không đơn giản và không trùng lắp cho mọi công trình. Mỗi công trình có nhiều yếu tố khác nhau để có thiết kế, thi công PCCC phù hợp. Vậy nhà thiết kế cần chú ý những điểm gì khi thiết kế một công trình PCCC đúng về kỹ thuật nhưng đảm bảo PCCC tốt nhất khi có sự cố ? Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu một số vẫn đề cần thiết khi thiết kế PCCC hiện đại 

TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN THIẾT KẾ PCCC .

  1. Nghị định 136/2020 ND-CP
  2. Quy chuẩn 06-2020/BXD
  3. TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
  4. TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và không nối đất các thiết bị điện
  5. TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế
  6. TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng
  7. TCVN 5507:2002 Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
  8. TCVN 5684:2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu – Yêu cầu chung
  9. TCVN 5738:2000 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
  10. TCVN 6101:1990 Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit thiết kế và lắp đặt
  11. TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kê
  12. TCVN 6223:1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu chung về an toàn
  13. TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn
  14. TCVN 6290:1997 Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu – Kiểm tra tại thời điểm nạp khí
  15. TCVN 6292:1997 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại
  16. TCVN 6034:1997 Chai chứa khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và bảo quản
  17. TCVN 6484:1999 Khí đốt hoá lỏng (LPG) – Xe bồn vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng
  18. TCVN 7161-1:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung
  19. TCVN 7161-9:2009 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227EA
  20. TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  21. TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  22. TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
  23. TCVN 4879:1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn
  24. TCVN 5065:1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế
  25. TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế
  26. TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật
  27. TCVN 7278-1:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật dối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước
  28. TCVN 7278-2:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước
  29. TCVN 7278-3:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước
  30. TCVN 48:1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung

1. Những điều cơ bản khi thiết kế, thi công PCCC

Thiết kế PCCC bao gồm một cách tiếp cận tích hợp trong đó các nhà thiết kế hệ thống PCCC cần phân tích các thành phần xây dựng dưới dạng một gói tổng thể. Thiết k ế của bất kỳ hệ thống phòng cháy chữa cháy nào cũng là một dự án chặt chẽ, chính xác, khoa học, phù hợp, tiết kiệm.Và đặc biệt phải hòa hợp với cá hệ thống khác trong cùng toàn nhà.

Các hệ thống phòng cháy chữa cháy rất phức tạp, và khác nhau đối với mọi tòa nhà. Mỗi hệ thống được thiết kế tốt, được thiết kế cho dù áp dụng cho một toàn nhà đang cải tạo hay một tòa nhà mới hoàn toàn. Thì đều phải được thiết kế phát triển với các mục tiêu cụ thể là đảm bảo phòng cháy chữa cháy hiệu quả.

Lưu ý : Quy trình thiết kế hệ thống PCCC nên là một quy trình tổng thể cho cả khi bạn xây dựng mới hoặc sủa chữa nâng cấp tòa nhà. Chủ đầu tư và quản lý, kiến ​​trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và nhà tư vấn đều cần tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hiểu đầy đủ các vấn đề và mối quan tâm của tất cả các bên khác nhau dể tránh ảnh hưởng tới các hệ thống khác trong cùng tòa nhà.

Khi thiết kế thi công PCCC, chúng ta phải hết sức chú ý tới việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy định trong PCCC. Các yêu cầu, quy định này xuất phát từ thực tế và là tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống PCCC có đặt yêu cầu về an toàn hay không.

thiết kế PCCC

2. Những yêu cầu cơ bản cho thiết kế, thi công PCCC


Trong quá trình thiết kế, các mục tiêu của hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn được xác định rất cụ thể đó là :

– Đảm bảo an toàn cho tính mạng con người
– Đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại tài sản khi có sự cố
– Đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, liên tục, không ảnh hưởng tới sinh hoạt và kinh doanh 

Một nhà kho hoặc kho lưu trữ sẽ có các yêu cầu PCCC khác với tòa nhà văn phòng nhiều người thuê. Vậy nên việc thiết kế phải phù hợp với công năng sử dụng của tòa nhà.

Không có một bản thiết kế phòng cháy chữa cháy nào giống bản thiết kế nào cho chung những tòa nhà khác nhau nhưng chúng luôn có nhưng yêu cầu các thành phần tạo nên hệ thống PCCC chng nhất thiết cần có.

Thiết kế hệ thống cảnh báo cháy
Thiết kế hệ thống báo động và thông báo cháy
Thiết kế hệ thống chữa cháy

Một bản thiết kế PCCC phù hợp cần đi kèm với việc thi công PCCC chuyên nghiệp và luôn tuân thủ quy trình nghiệp vụ PC

3. Các hệ thống khi thiết kế, thi công PCCC bao gồm


A. Hệ thống cảnh báo cháy

– Hệ thống báo cháy sẽ giúp bạn cảnh báo sớm khi có nguy cơ cháy xảy ra. Nó cũng có thể báo theo từng địa chỉ  hoặc khu vực có cháy cụ thể . Để từ đó chúng ta có thể dập tắt đám cháy khi mới phát sinh bằng các thiết bị PCCC cơ bản như bình chữa cháy cá nhân. Hệ thống báo cháy là một dây chuyền liền mạch với nhau từ báo cháy tư đông, báo cháy bằng tay tới trung tâm báo cháy, đi kèm là các loa báo cháy, đền thoát nạn, loa hướng dẫn thoát nạn. ..Hệ thống cảnh báo cháy thường có 2 loại cơ bản sau

1. Thiết bị cảm biến khói

– Cảm biến khói là thiết bị tự động nhận biết có khói giúp ta phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra như cháy nổ và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy để kích hoạt báo động. Thiết bị cảm biên này được sử dụng nhiều vì chi phí thấp, hoạt đông 24/24, lắp đặt đucợ nhiều nơi và dễ bảo trì.

– Điểm khác biệt lớn nhất của thiết bị này đó là “thiết bị báo khói” là một thiết bị khép kín tất cả trong một. Bao gồm cảm biến khói và chuông báo động được đặt trong cùng một không gian kín (hoặc tích hợp trong 1 sản phẩm). Đây là những thiết bị mà bạn thường hay bắt gặp trong nhà ở hoặc các căn hộ.

– Trong khi đó, “thiết bị dò khói” thường chỉ chứa trong mình cảm biến khói chứ không có thêm thiết bị nào khác. Do đó, bộ phận báo động là một đơn vị riêng biệt và toàn bộ hệ thống vận hành theo sự chỉ đạo của bộ điều khiển được đặt ở vị trí trung tâm. Bạn sẽ tìm thấy các hệ thống kiểu này trong các trung tâm thương mại, trong các khách sạn và bệnh viện… Do vậy, về cơ bản, thiết bị báo khói là những thiết bị thường được sử dụng trong nhà ở, trong khi máy dò khói thường được dùng ở những nơi kinh doanh rộng lớn.

2. Thiết bị đầu báo nhiệt 

– Đầu báo nhiệt thường là thiết bị báo cháy hoạt động dựa trên nhiệt độ của môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ của môi trường tại nơi lắp đặt thiết bị tăng lên và đạt đến mức độ xác định, ứng với ngưỡng đã được chỉ định cho đầu báo cháy nhiệt khi sản xuất thì thiết bị sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy.

– Lợi ích chính của việc phát hiện tốt (ngoài việc kích hoạt hệ thống báo động) là, trong nhiều trường hợp, có cơ hội dập tắt một ngọn lửa nhỏ, sớm bằng bình chữa cháy. Khi thi công pccc thì thiết bị này cũng được các hộ gia đình lắp đặt khu vực kho, phòng ngủ nơi dễ bắt lửa. Giá thiết bị khá rẻ và dễ lắp đặt và hoàn toàn tự động cảnh báo. Hiện nay thiết bị còn được tích hợp báo cháy qua điên thoại thông minh với phần mềm được cài đặt sẵn.

B. Hệ thống báo động và thông báo

Hệ thống báo động thông báo là điều bắt buộc trong bất kỳ bản thiet ke PCCC nào – báo động cảnh báo cư dân tòa nhà về hỏa hoạn và báo động cảnh báo người ứng cứu khẩn cấp (cảnh sát và cứu hỏa) thông qua một trung tâm báo cháy để phát thông tin báo động. Các hệ thống báo cháy hiện nay có khả năng cung cấp thêm thông tin tới cho lực lượng PCCC cơ sở và những người liên quan ứng cứu khi có cháy.

Nhiều hệ thống hiện đại hiện nay bao gồm các loa cung cấp cảnh báo thay cho các báo thức kiểu chuông truyền thống. Những loa này cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp khác ngoài hỏa hoạn để hướng dẫn và thông báo cho người cư ngụ về tình huống này.

Các hệ thống cảnh báo cháy được điều khiển bằng giọng nói này có thể bao gồm các tin nhắn được ghi âm trước hoặc trực tiếp phát trong trường hợp hỏa hoạn hoặc trường hợp khẩn cấp khác. Các tin nhắn được ghi lại trước sẽ thông báo cho họ nên ở lại trong khu vực được chỉ định để được hướng dẫn thoát nạn cụ thể. Quản lý tòa nhà sau đó có thể sử dụng hệ thống theo cách thủ công để cung cấp thêm thông tin và chuẩn bị di chuyển người tới nơi sơ tán an toàn nếu cần thiết.

Hệ thống báo cháy là thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại cũng có thể tự động đóng cửa chống cháy, thu hồi thang máy, nhận diện và giám sát các hoạt động cụ thể được cài đặt, chẳng hạn như vòi phun nước. Mở công tắc phun nước khi được kết nối với hệ thống báo cháy của tòa nhà. Các hệ thống cũng có thể kết nối với hệ thống thông gió, điều hướng, thoát khói và hệ thống điều áp cầu thang của tòa nhà – tất cả đều quan trọng đối với an toàn tính mạng con người. Các tính năng này phụ thuộc vào tòa nhà mà hệ thống được cài đặt.

Việc thi công PCCC cần một đơn vị chuyên nghiệp với đội ngũ nhân lực được đào tạo cơ bản để đảm bảo chất lượng công trình

C. Thiết kế, thi công hệ thống chữa cháy

Dưới đây là một số hệ thống chữa cháy mà các nhà thiết kế thi công PCCC thường áp dụng cho các công trình PCCC. Tùy theo từng công trình, công năng toàn nhà mà lắp đặt một hoặc nhiều hệ thống khác nhau. Mỗi hệ thống PCCC có nhưng ưu và nhược điểm riêng nên cần thiết kế sao cho phù hợp với công năng sử dụng của công trình mà có hệ thống phù hợp.

1. Hệ thống chữa cháy Sprinkler

Hệ thống chữa cháy Sprinkler là loại hệ thống dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy,  tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước. Hệ thống có thể tự động kích hoạt hoặc được kích hoạt bằng tay tại nơi đặt trung tâm cháy.

Các ứng dụng của hệ thống này phù hợp với các toà nhà cao tầng, nhà xưởng, công trình…  Đặc biệt là hệ thống này không phù hợp cho lắp đặt các khu vực phòng máy chủ IT hoặc những sản phẩm có đặc tính hư hại nhiều khi gặp nước.

Ưu điểm của hệ thống chữa cháy Sprinkler:  hệ thống lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng, không tốn nhiều chi phí như các hệ thống chữa cháy chuyên dụng khác. Hê hống dễ bảo trì, chi phí thấp nên được nhiều đơn vị nhà xưởng lắp đặt

2. Hệ thống chữa cháy hóa chất khô

Hệ thống này cũng là một trong các hệ thống chữa cháy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng được ứng dụng tại những nơi hiểm họa cháy cao. Nó phun khí chữa cháy vào tận những nơi khó ra vào để chữa cháy bằng phương pháp thủ công. Ví dụ như phòng đặt máy móc, thiết bị, máy biến thế, turbines, máng dầu và hóa dầu, thiết bị xử lý trong nhà máy luyện kim, khu giao nhận hàng tại kho, tại cảng, dây chuyền phun sơn tại nhà máy, thùng nhùng sơn công nghiệp, kho nguyên liệu dễ cháy…

Hệ thống có thể kích hoạt tự động hoặc điều khiển thủ công. Có thể trang bị thêm những thiết bị phụ để ngắt nguồn của các thiết bị dùng điện, hoặc để khóa đường ống dẫn gas.

Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với chất khí chữa cháy “sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu quả tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy.

Hệ thống chữa cháy hóa chất khô này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.

Mỗi công trình về PCCC có một bản thiết kế riêng biệt

3. Hệ thống chữa cháy CO2

Ngoài các hệ thống trên thì hệ thống chữa cháy CO2 cũng được sử dụng phổ biến. Hệ thống PCCC này được sử dụng cho những nơi chứa thiết bị, máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao. Nó dập tắt đám cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí và CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Tuy nhiên, khí CO2 là độc hại với con người nên hệ thống này cần một thời gian trể để đảm bảo toàn bộ người bị nạn đã thoát khỏi vùng nguy hiểm.

4. Hệ thống chữa cháy bọt

Hệ thống chữa cháy bọt(foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại. Đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.

Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy. Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt – protein và fluoroprotein – có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể. Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.

5. Duy trì bảo trì hệ thống PCCC

Ngoài các thành phần thực sự tạo nên một hệ thống chống cháy tích hợp, còn có một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến thiết kế: Bảo trì PCCC. Một hệ thống PCCC được bảo trì không đúng cách, thiếu độ tin cậy, không được bảo trì đúng cách, độ tin cậy của hệ thống sẽ suy giảm nhanh chóng. Không nên lắp đặt một hệ thống mà bạn không thể thường xuyên bao tri PCCC và kiểm tra dễ dàng và hiệu quả.

Thiết kế và cài đặt một hệ thống PCCC là một chuyên, còn để nó hoạt động ổn định lại là một điều khác. Nhiều hệ thống PCCC hiện đại trở nên quá khó khăn hoặc quá phức tạp để duy trì. Nếu không được bảo trì đúng cách, hệ thống sẽ không hoạt động bình thường.

4. Tôi xây dựng nhà ở có cần thiết kế PCCC không ?

Các cơ sở bắt buộc phải lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định danh mục cơ sở phải lắp hệ thống PCCC. Vậy nên nếu bạn là nhà dân sinh, dưới 5 tầng sẽ không phải có thiết kế về PCCC. Nhưng để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho chủ công trình thì bắt buộc phải trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cá nhân, đèn báo cháy, báo khói. Các loại bình chữa cháy cho phù hợp. Ngoài ra còn có phương an thoát hiểm. Việc này không những là bắt buộc mà phải coi là ý thức tự giác mang an toàn đến cho chính gia đình mình khi trang bị thiết bị PCCC

PCCC gia phú chuyên thiết kế PCCC chuyên nghiệp

5. Tìm nhà thiết kế, thi công PCCC ở đâu chuyên nghiệp ?

Cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy khác với chức năng thiết kế PCCC cho công trình. Điều này chỉ có ở một số công ty chuyên nghiệp được đào tạo và cấp phép thiết kế. Khi phát sinh yêu cầu này, bạn cần tìm hiểu kỹ và chọn cty PCCC chuyên nghiệp có giấy phép thiết kế thi công PCCC, hồ sơ năng lực thực hiện. Các dự án họ đã tham gia để đánh giá. Vệc chọn một công ty có kinh nghiệm và đủ đủ giấy phép không dễ khi thông tin trên mạng chưa đúng hoàn toàn năng lực thực tế. PCCC Quang Thuận đã thực hiện công việc này nhiều năm nên chúng tôi sẵn lòng cung cấp hồ sơ năng lực để khách hàng đánh giá. Một thiết kế phù hợp, tiết kiệm chi phí và đúng luật PCCC sẽ giúp quý khách an toàn để sản suất kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi TẠI ĐÂY để được tư vấn cụ thể vè thiết kế PCCC.

6. Chi phí thuê thiết kế, thi công PCCC hiện nay bao nhiêu ?

Thiết kế, thi công PCCC phải do đơn vị chuyên nghiệp, có giấy chứng nhận đủ chức năng thiết kế phòng cháy chữa cháy thực hiện. Việc này liên quan tới an toàn cháy nổ và trách nhiệm pháp lý về PCCC. Thiết kế phải được cơ quan thẩm quyền kiểm tra, đánh giá, xét duyệt mới được thực hiện. Vậy nên bạn muốn thuê thiết kế cho dự án phòng cháy hữa cháy thì phải chọn đúng đơn vị có chức năng chuyên môn. Có giấy phép thiết kế và trực tiếp tới nghiên cứu khảo sát công trình của bạn để cho ra phương án thực tế và đúng luật nhất. Tùy theo công trình và yêu cầu của khách hàng mà nhà cung cấp thiết kế có phí thiết kế khá nhau. Thông thường thì nhà thiết kế sẽ giám sát thực hiện thi công – công trình mình đã thiết kế hoặc nếu đơn vị chủ quản yêu cầu thực hiện luôn thi công, giám sát luôn dự án thì phí thiết kế sẽ được miễn hoặc giảm hoàn toàn.

Thiết kế, thi công PCCC phải do đơn vị chuyên nghiệp, có giấy chứng nhận đủ chức năng thiết kế phòng cháy chữa cháy thực hiện

7. Cải tạo công trình có phải thay đổi thiết kế PCCC ?

Theo quy định tại khoản 2 điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi. Thì nếu bạn cải tạo công trình mà trước đó công trình khi bắt đầu xây có điều kiện bắt buộc có thiết kế PCCC. Thì giờ đây khi bạn cải tạo, thay đổi công năng công trình thì phải có thiết kế phòng cháy chữa cháy mới. Và được cơ quan chức năng có thẩm quyền duyệt phương án thiết kế và kiểm tra đúng, đủ, an toàn về PCCC cho công trình thì công trình mới thực hiện hoàn công và đưa vào sử dụng được. Việc cải tạo về nhà ở dân sự dưới 5 tầng cũng không cần có thiết kế phòng cháy chữa cháy. Nhưng phải đảm bảo công tác chữa cháy với các trang bị báo cháy, chữa cháy, thoát nạn tại chỗ với tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy đơn giản và bắt buộc theo quy định chung.

Khi thay đổi kết câu mà bắt buộc phải thay đổi thiết kế PCCC thì ban phải thẩm định PCCC và được duyệt mới tiến hành cải tạo. Việc thẩm định thông qua các công ty chuyên nghiệp sẽ thuận lợi hơn với chi phí thấp vì tính chuyên nghiệp khi thực hiện thẩm định. Dịch vu thẩm định PCCC, bảo trì hệ thống PCCC cũng được PCCC Quang Thuận thực hiện một cách nhanh chóng và chi phí thấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần thẩm định phòng cháy chữa cháy cho dự án cải tạo của mình.

Gia phú chuyên nhận thiết kế, thi công PCCC, luôn đảm bảo uy tín, chất lượng và cạnh tranh về giá cả với mong muốn luôn mang đến AM TOÀN PCCC cho quý khách hàng

Tổng kết lại


Khi thiết kế một hệ thống phòng cháy chữa cháy ( PCCC ). Chúng ta hết sức lưu ý tới vấn đề hoạt động ngay lập tức của nó. Cháy nổ là bất chợt nên hệ thống phải chất lượng, phù hợp với công năng sử dụng của toàn nhà mà có thiết kế các hệ thống nhỏ đi kèm phù hợp. Ứng dụng công nghệ mới để sẵn sàng chủ động đối phó với các đám cháy khi mới phát sinh.

Công ty TNHH thương mại vận tải xuất nhập khẩu Quang Thuận chúng tôi với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PCCC. Chuyên nhận thiết kế PCCC, luôn đảm bảo uy tín, chất lượng và cạnh tranh về giá cả với mong muốn luôn mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống PCCC tốt nhất, tạo sự tin tưởng và hợp tác lâu dài.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tu vấn hỗ trợ trong thiết kế, tư vấn, lắp đặt PCCC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0838 731 333